Dưỡng lão Việt Nam

Chia sẻ kiến thức về lĩnh vực dưỡng lão

January 4, 2018 By Mai Vũ

Bổ sung vitamin D và canxi có thực sự làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già?

Canxi và Vitamin D vốn được coi là dưỡng chất giúp xương chắc khỏe và làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Thế nhưng, theo phân tích mới đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, việc bổ sung canxi và vitamin D có thể không thực sự làm giảm nguy cơ gãy xương ở những người lớn tuổi.

51.145 người cùng tham gia 33 thử nghiệm lâm sàng. Sau một thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: những người thường xuyên sử dụng canxi, vitamin D và những người không bổ sung Vitamin D, canxi hầu như không có sự khác biệt quá lớn về nguy cơ gãy xương đùi.

Canxi và Vitamin D có thực sự làm giảm nguy cơ gãy xương?
Canxi và Vitamin D có thực sự làm giảm nguy cơ gãy xương?

51.145 người tham gia thử nghiệm đều trên 50 tuổi, chưa từng bị bệnh loãng xương và đều không sống trong viện dưỡng lão. Từ kết quả thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cho biết rằng không có mối liên hệ nào giữa nguy cơ gãy xương và việc bổ sung canxi cũng như vitamin D được tìm thấy. Kết quả này nhất quán, không phụ thuộc vào liều lượng canxi hay vitamin trong cơ thể. Hay nói cách khác, cơ thể người cao tuổi bổ sung nhiều canxi, vitamin D cũng không làm giảm nhiều nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi.

Tập thể dục giúp người già khỏe mạnh hơn
Tập thể dục giúp người già khỏe mạnh hơn

Vì vậy, đối với người già, gia đình cần chăm sóc hết sức thận trọng, tránh bị ngã. Ngoài ra, việc duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày cũng giúp xương chắc khỏe hơn.

Filed Under: Sức khoẻ

December 22, 2017 By Mai Vũ

Không nên tẩm bổ quá nhiều cho người già

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Thế nên, phận làm con, ai cũng mong cha mẹ được khỏe mạnh. Cũng bởi suy nghĩ đó mà con cháu trong gia đình luôn tìm kiếm những món ngon, vật lạ để bồi dưỡng cho cha mẹ. Sự quan tâm và tấm lòng hiếu thảo của con cháu thật đáng cảm kích. Tuy nhiên, với người già không phải cứ tẩm bổ là tốt.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất thì dinh dưỡng cho người già vẫn cần tuân thủ theo các nguyên tắc cân đối đầy đủ các thành phần: glucid (tinh bột), protid (đạm động vật và thực vật), lipid (chất béo), rau xanh và trái cây (cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ).

Không nên tẩm bổ quá nhiều cho người già
Không nên tẩm bổ quá nhiều cho người già

Thế nhưng, khi tuổi cao, sự chuyển hóa trong cơ thể của người già bị suy giảm. Nếu cung cấp quá nhiều tinh bột hoặc chất ngọt sẽ dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu. Mặt khác, các món ăn bổ dưỡng lại thường cung cấp quá nhiều acid amin và acid béo no. Điều đó không hề tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

Để người già có sứ khỏe tốt thì các món ăn không nên quá mặn, nên ăn dầu thực vật, đạm từ cá vì cung cấp các acid béo không no tốt cho người cao tuổi. Khi tuổi cao, người già thường hay bị tiểu đường. Do đó, hạn chế cho các cụ ăn đồ ngọt.

Quan trọng hơn, không chỉ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, người cao tuổi cần được thoải mái về mặt tinh thần. Các cụ cần được vận động nhẹ nhàng với các động tác thể dục phù hợp với độ tuổi.

Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người cao tuổi
Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người cao tuổi

Gia đình cũng nên dành thời gian trò chuyện, tổ chức các trò chơi giúp người cao tuổi thoải mái và minh mẫn hơn như: tô tranh, ném bóng, gắp kẹo…

Đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ sẽ mang lại cho người cao tuổi sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

Filed Under: Sức khoẻ

January 11, 2017 By quantrivien

Những điều cần biết khi chăm sóc người cao tuổi

Trước hết việc chăm sóc người cao tuổi phải do chính mình thực hiện dựa trên sự hiêu biết và tinh thần tự giác của bản thân. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa cho biết: tuổi già là kết quả tất yếu của một quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra từ tuổi trung niên. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc môi trường sống, làm việc và sự rèn luyện thân thể cũng như chế độ ăn uống và nếp sống của mỗi người.

Bí quyết bảo vệ sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ chính là nếp sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lý, đủ đưỡng chất

Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng:

Muốn chăm sóc người cao tuổi tốt, trước hết cần hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Đối với người cao tuổi cũng vậy. Nói về nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi, các nhà nghiên cứu về lão khoa đã nêu rõ: Người cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nát thức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạn tiêu hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý, làm cho cơ thể bị suy yếu, dễ mắc phải nhiều bệnh.

Trong bữa ăn của người cao tuổi cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bao gồm: Chất bột đường (gạo, ngô, khoai, mỳ, bắp, các loại ngũ cốc), chất đạm ( thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành..) , chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, lạc, vừng,…), chất xơ vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi,…);

Người cao tuổi nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc để tránh thừa calo, tích mỡ và tăng cân Trung bình nên ăn dưới 300g/người/ngày; Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, hải sản; nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá; ăn không quá 1,5kg thịt/tháng. Chỉ nên ăn 2-3 quả trứng một tuần. Ngoài thức ăn đa dạng, người cao tuổi nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày vì sữa bổ dưỡng, cung cấp nguồn axit amin cân đối và không chưa nhiều cholesterol như trứng gà.

Ăn đầy đủ các chất nhưng nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau, đậu, vừng, lạc; các loại hoa quả như chuối, cam…

Ăn nhiều rau không chỉ cung cấp các vitamin, chất khoáng mà còn cung cấp chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón; chúng còn có tác dụng như “cái chổi”quét hết cholesterol thừa đẩy ra theo đường tiêu hóa, tránh những tai biến do xo vữa động mạch. Điều này cố GS Từ Giấy, Viện trưởng đầu tiên của Viện Dinh dưỡng đã từng nhân mạnh nhiều lần từ thế kỷ trước.

Với người cao ruổi, nên hạn chế đồ chiên xào, tăng cường thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹ làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn định. Nên coi trọng bữa ăn sáng; không nên ăn no vào bữa tối. Ngoài ra cần phải uống nước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Cần uống 1 – 1,5 lít nước/ngày là đủ nhu cầu của cơ thể.

Rèn luyện thể lực:

Các nhà lão khoa cho biết: từ 30 đến 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Trong giai đoạn này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già. Nếu sức khỏe cho phép thì nên đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp, ngồi thiền, yoga (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30 – 40 phút).

chăm sóc người cao tuổi
Ảnh: Viện dưỡng lão Diên Hồng

Ở người cao tuổi do hệ miễn dịch suy giảm cùng với thời gian và tuổi tác nên rất dễ bị mắc các bệnh mạn tính, vậy nên đi đôi với việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần duy trì chế độ vận động hợp lý và đều đặn. Cách rèn luyện dễ thực hiện nhất là đi bộ đều dặn hằng ngày từ 30 đến 40 phút vào sáng sớm và chiều tối ( nên chọn thời gian thích hợp tùy theo mùa hè hay mùa đông). Nên đi với tốc độ vừa phải tùy theo sức khỏe từng người để sau khi đi không thấy mệt, ăn ngon hơn và ngủ tốt hơn….

Chăm sóc người cao tuổi về giấc ngủ

Hầu như ai cũng biết câu thành ngữ “Ăn dược ngủ được là tiên”, nhưng thật ra ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một người ngủ trung bình 7 giờ/ngày là hợp lý, có tuổi thọ cao nhất, còn ngủ 9 giờ/ngày có nguy cơ cao về tim mạch và giảm tuổi thọ..

Ngoài giấc ngủ buổi tối, nên ngủ 15-30 phút vào buổi trưa, giúp cho trí óc tỉnh táo, minh mẫn hơn vào buổi chiều.

Chăm sóc người cao tuổi về mặt tinh thần

Con người ta vốn là một thể thống nhất giữa thể lực, trí tuệ và tâm hồn. Nói đến sức khỏe là nói đến sự hài hòa của ba yếu tố này. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, chăm lo cho giấc ngủ, bữa ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, người cao tuổi còn cần quan tâm đến việc chống lão hóa trí tuệ và tâm hồn. Ngay khi bắt đầu nghỉ hưu, bên cạnh việc rèn luyện thể chất, nên duy trì việc hoạt động trí tuệ dưới nhiều hình thức. Đọc sách báo, giao lưu với bạn bè (bạn hàng xóm và bạn trên mạng), sinh hoạt trong câu lạc bộ, làm thơ, ghi nhật ký…; thậm chí vẫn làm việc (vừa sức) trong nghề chuyên môn vốn thuộc sở trường của mình như nghề thầy thuốc, dạy học, làm báo, viết văn hoặc học tập, nghiên cứu một lĩnh vực mới (nếu sức khỏe cho phép và thật sự đam mê). Đầu năm nay, GS y khoa Nguyễn Ngọc Lanh vừa được trao tặng Giải thưởng Phan Chu Trinh về lĩnh vực nghiên cứu sử học. Đấy là ví dụ điển hình về lòng đam mê nghiên cứu một lĩnh vực mới sau khi đã nghỉ hưu.

Sống hạnh phúc trong một gia đình nhiều thế hệ, hằng ngày đưa đón các cháu đi học; tối về chuyện trò, giao lưu với con, cháu; nhất là các cháu nhỏ cũng dễ tìm được nguồn vui rất hồn nhiên và trong sáng của con trẻ, làm cho tâm hồn của ông bà như trẻ lại!

Đã hay ai cũng đến tuổi già. Những người cao tuổi đã lao động cống hiến gần như trọn đời cho đất nước, và nuôi dạy con cháu, cho nên gia đình cũng như xã hội phải quan tâm chăm sóc người cao tuổi. Nhưng mặt khác, chính người cao tuổi biết tự chăm sóc mình, biết sống khỏe, sống vui và sống có ích để chủ động tìm thấy nguồn vui. Chính điều đó đem lại hiệu quả rõ rệt và góp phần tạo nên giá trị đạo lý trường tồn của dân tộc ta.

Filed Under: Sức khoẻ

  • 1
  • 2
  • Next Page »

Recent Posts

  • Có một thanh xuân mang tên Diên Hồng
  • Người thầy không đứng trên bục giảng
  • Bổ sung vitamin D và canxi có thực sự làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già?
  • Không nên tẩm bổ quá nhiều cho người già
  • Khủng hoảng tâm lý người già

Archives

  • September 2019
  • August 2019
  • January 2018
  • December 2017
  • April 2017
  • February 2017
  • January 2017
  • December 2016
  • August 2016

Categories

  • Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
  • Sức khoẻ
  • Tinh thần
  • Uncategorized

Meta

  • Log in
  • Entries RSS
  • Comments RSS
  • WordPress.org

Copyright © 2022 · WordPress · Log in